Bày tỏ một xã hội ngây thơ, vô tội

Tại Galilê, vị thầy thần linh đã nói với các môn đệ của ngài về những việc bắt bớ, cái chết và sự phục sinh, tương phản với ý niệm của dân Israel về một đấng Mêsia hoàn toàn nhân loại muốn khôi phục quyền bính trần thế. Ngài đã mở ra một viễn cảnh mới trước mặt họ : khiêm tốn, từ bỏ và phục vụ phải là đặc điểm của người muốn thực hành quyền bính theo tinh thần của Đức Giêsu.

Đức ông João S. Clá Dias, EP

jesus“Đức Giêsu và các môn đệ ra khỏi đó, đi băng qua miền Galilê. Nhưng Đức Giêsu không muốn cho ai biết, vì Người đang dạy các môn đệ rằng : ‘Con Người sẽ bị nộp vào tay người đời, họ sẽ giết chết Người, và ba ngay sau khi bị giết chết, Người sẽ sống lại.’ Nhưng các ông không hiểu lời đó, và các ông sợ không dám hỏi lại Người. Sau đó, Đức Giêsu và các môn đệ đến thành Capharnaum. Khi về tới nhà, Đức Giêsu hỏi các ông : ‘Doc đường anh em đã bàn tán điều gì vây ?’ Các ông làm thinh, vì khi đi đường các ông đã cãi nhau xem ai là người lớn hơn cả. Rồi Đức Giêsu  ngồi xuống, gọi Nhóm Mười Hai lại mà nói : ‘Ai muốn làm người đứng đầu, thì phải làm người rốt hết. Và làm người phục vụ mọi người’. Kế đó, Người đem một em nhỏ đặt vào giữa các ông, rồi ôm lấy nó và nói : ‘Ai tiếp đón mọt em nhỏ như em này vì danh Thầy, là tiếp đón chính Thầy, và ai tiếp đón Thầy thì không phải là tiếp đón Thầy, nhưng là tiếp đón Đấng đã sai Thầy.'”

I. Xã hội con người ở thiên đàng

Nếu một xã hội đã phát triển ở vườn địa đàng, bao gồm nhân loai trong tình trạng nguyên thuỷ, nó đã được Thiên Chúa cai trị với ân sủng thần linh và được hưởng những ơn  ngoại nhiên và siêu nhiên. Ở đó, sự hoà điệu và hiểu biết đã chiếm lĩnh con người. Ở đó, không có sự ghen ghét và thù địch, vì mỗi người hâm mộ những nhân đức của người bên cạnh – sự  mừng vui ở trong tập thể và mỗi cá nhân ước muốn sự thánh thiện tốt đẹp nhất.

Nhưng con người đã phạm tội, và bị trục xuất khỏi địa đàng. Nguyên tổ loài người đã bị mất đi những ân huệ được hưởng. Nhân loại bị lệ thuộc vào bệnh tật, chết chóc, mất quân bình tâm lý và nhiều sự dữ không thể đếm được.

Càng tệ hơn nữa, linh hồn mất đi ơn liêm chính mà nhờ đó con người thống trị được nhục dục và gìn giữ đam mê trong trật tự hoàn hảo. Không có ơn huệ này, những đam mê trở nên phóng túng và con người phải chiến đấu nội tâm liên tục để thống trị chúng. Sự ngây thơ vô tội đãû đi vào tình trạng gây hấn để bảo vệ chúng khỏi mắc tội.

Nguồn gốc của sự bất đồng

Hiệu quả của sự hỗn loạn này là ghen ghét và thù địch và nó trở thành nguyên nhân chính của xung đột và bất đồng. Như thánh Giacôbê đã xác nhận trong bài đọc hai của Chúa nhật 25 thường niên : “Ở đâu có ghen tương và tranh chấp, ở đấy có xáo trộn và đủ mọi thứ việc xấu xa” (Gc 3,16)

Thực ra, ghen ghét là một tật xấu nhất. Người có tật xấu này không có hạnh phúc vì thường xuyên so sánh chính mình với người khác. Khi anh ta tìm thấy nơi người khác trổi vượt hơn anh ta, anh ta sẽ lập tức tự hỏi mình rằng : “Tại sao người đó giỏi hơn ta ? Tại sao người đó có nhiều hơn ta ? Thái độ này làm cho đời sống anh ta gay gắt, phát ra nhiều nỗi khốn khổ và ngay cả có thể bộc phát những sự dữ thể lý.

Tất cả nguồn gốc sự dữ của chữ “tại sao” này phát sinh từ sự kiêu ngạo. Thánh Giacôbê đã khẳng định cách rõ ràng : “Bởi đâu có chiến tranh, bởi đâu có xung đột giữa anh em ? Chăng phải là bởi chính những khoái lạc của anh em đang gây chiến trong con người anh em đó sao ?” (Gc 4,1)

Biết bao nhiêu người hiện nay đang chiến đấu để chiếm cho được nhiều tiền của, quyền lực hay uy tín chỉ thường sử dụng những điều phi pháp hay cả những phương tiện gây ra tội ác. Bao nhiêu điều sai trái anh ta đã vi phạm để đạt cho được mục đich.

Chưa hết, ngay cả việc tích luỹ gia tài hay đạt được quyền lực, anh ta sẽ không bao giờ thỏa mãn. Anh ta luôn luôn muốn nhiều hơn nữa,vì tâm hồn con người được cấu tạo hướng về sự bất tận, tuyệt đối, vĩnh cửu nên khong bao giờ thoả mãn cả. Vì thế, thánh Giacôbê kết luận : “Anh em ham muón mà không có, nên anh em chém giết ; anh em ganh ghét cũng chẳng được gì nên anh em xung đột với nhau và gây chiến với nhau” (Gc 4,2). Con người tham lam đã ham muốn mọi việc cách xấu xa thay vì được hạnh phúc lại mất đi sự bình an trong tâm hồn.

Sự thánh thiện khôi phục sự mất quân bình

Chỉ có một con đường để chế ngự những đam mê bất kham và khôi phục sự mất quân bình của tâm hồn bởi tội lỗi : đi theo con đường thánh thiện. Trong việc chiến đấu thường xuyên chống lại những đam mê và cố gắng chinh phục chúng theo lề luật của Chúa, chúng ta dần dần khám phá sự ngây thơ vô tội đầøu tiên của chúng ta. Những phản ứng của tâm hốn dần dần gia tăng với những điều đã có trước kia trong vườn địa đàng. Những điều đã có một cách dễ dàng ở đấy, giờ đây đòi hỏi chúng ta nơi đất lưu đày những nỗ lực chân thành, những chiến đấu nội tâm và nhiều việc hãm mình, tất cả hỗ trợ chúng ta cùng với sự trơ giúp của ân sủng. Vì, nếu không có ân sủng, không ai có thể chế ngự những xáo động kinh khủng của đam mê.

Vì thế, Nước Trời sẽ phát triển trên trái đất này tới phạm vi mà có nhiều tâm hồn thánh thiện ở giữa nhân loại như những đèn hiệu của nhân dức và ngây thơ để chiếu sáng cho con đường nhân loại. Đó sẽ là triều đại của sự ngây thơ vô tội, hình ảnh của Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, Đấng vô tội tiêu biểu. Đây là niềm vui biết bao mà chúng ta được hưởng từ việc thực hiện gần gũi nhất của nền văn minh như ở thiên đàng. Đây là bài học quan trọng nhất được rút ra từ chất liệu phong phú của bài Tin mừng Chúa nhật hôm nay.

II. Sự va chạm giữa hai trạng thái tâm lý

“Đức Giêsu và các môn đệ ra khỏi đó, đi băng qua miền Galilê, nhưng Đức Giêsu không muốn cho ai biết”

Sau khi từ núi Tabor đi xuống và trừ quỷ cho một em bé trước đám đông, Đức Giêsu đi vào miền Galilê. Người muốn đi cách bí mật, tháp tùng chỉ có các môn đệ vì “Người dạy các môn đệ” trên đường đi. Ở đây, tác giả sách Tin mừng trình bày đường lối sư phạm thần linh của Đức Giêsu. Người dạy dỗ các môn đệ trên đường đi, trong bầu khí vui vẻ. Người đã không dạy triết học của người Hy lạp, không dạy học thuyết của các thầy dạy Israel ; Người mặc khải cho họ những bí mật từ quả tim thần linh của Người và dạy họ mọi điều Người đã nghe từ Cha Người (x.Ga 15,15)

Đức Giêsu chuẩn bị cho các tông đồ chịu những thử thách

thaborCâu chuyện xảy ra hùng vĩ tại núi Tabor, chỉ có Phêrô, Giacôbê và Gioan chứng kiến đã không được tỏ bày. Nhưng, các tông đồ khác, bằng cách thấy ba gương mặt rạng rỡ vui tươi, có lẽ nhận ra rằng có một điều gì đó đầy ý nghĩa đã xảy ra. Chắc chắn, họ tò mò, và có thể lo âu, để biết điều đã xảy ra.

Có thể, theo quan niệm trần tục của họ, các tông đồ nghĩ rằng Chúa đã mặc khải một vài kế hoạch táo bạo để chiếm đoạt quyền lực nên đòi hỏi phải giữ bí mật hoàn toàn. Ý tưởng khôi phục vương quốc trần thế mà người Israel một thời đã thống trị các nước lân bang đã cắm rễ sâu vào tư tưởng của người Do thái thời đó – hiệu quả ở ngay trong số những người đi theo Đức Giêsu – ngay cả sau khi Đức Giêsu phục sinh, một vài người còn hỏi : “Thưa Thầy, có phải bây giờ là lúc Thầy khôi phục vương quốc Israel không ?” (Cv 1,6)

Dần dần, vị Thầy đã sửa đổi một cách kiên nhẫn quan điểm trần thế và vật chất của các môn đệ. Bằng cách lôi kéo các môn đệ theo mình với mục tiêu này, Đức Giêsu ước muốn rằng chính Người cùng với các tông đồ, sẽ được rèn luyện và chuẩn bị cho những thử thách khó khăn ở phía trước.

“vì Người đang dạy các môn đệ rằng : ‘Con Người sẽ bị nộp vào tay người đời, họ sẽ giết chết Người, và ba ngày sau khi bị giết chết, Người sẽ sống lại'”

Bằng cách loan báo cuộc khổ nạn và cái chết của Người, Đức Giêsu đặt các đau khổ của sự thử thách và bắt bớ trước mặt Nhóm Mười Hai.

Didon xác nhận rằng : “Không có gì đáng ghê tởm đối với người Do thái hơn là ý tưởng về Đấng Mêsia chịu đau khổ và hy sinh“. Họ trông ngóng cách hăm hở sự chiến thắng và vinh quang cho người Israel cùng sự bình an và thịnh vượng kéo dài hàng thế kỷ và ngay cả thiên niên kỷ nữa. Tóm lại, họ mong đợi một ước muốn trần tục có tính cách vĩnh cửu.

Các tông đồ nhận thức một cách chắc chắn rằng Đức Giêsu đang thiết lập một cơ chế cho công việc của Người. Họ cũng nhận ra rằng Người đã đào tạo họ để mỗi người đóng một vai trò quan trọng trong tương lai. Nhưng họ còn dính bén với quan niệm sai lầm của một vương quốc trần thế, và đã băn khoăn với việc ai sẽ nắm giữ vị trí cốt cán trong tổ chức mới này.

Didon mô tả tình huống khêu gợi sự kình địch ở giữa họ : “Phêrô đã được chỉ định làm đầu, Giacôbê và Gioan có vẻ được hưởng một sở thích nào đó. Bây giờ, những quyền lợi ưu tiên dĩ nhiên đã khêu gợi lên những đố kỵ, ghen tương ở những người khác cách nào đó [. . .] Do đó những cuộc tranh cãi, gièm pha, công kích  diễn ra.

Trong bầu khí của tham vọng và ham muốn quyền lực này, Chúa chúng ta chuẩn bị một cách kiên nhẫn cho các môn đệ của Người không rơi vào mặt nổi của những thử thách khủng khiếp đang đến gần.

Nhưng các ông không hiểu lời đó, và các ông sợ không dám hỏi lại Người.

Đây không phải là lần đầu tiên Đấng Mêsia nói trước về cuộc khổ nạn và phục sinh của Người cho các môn đệ. Tuy nhiên, những lời này còn xa lạ đối với họ, ngay cả với Phêrô, Giacôbê và Gioan, những chứng nhân ưu tuyển trong cuôïc hiển dung, hiểu được ý nghĩa của lời nói này.

Từ trên núi Tabor đi xuống, Chúa đã nói với họ đừng nói với bất kỳ ai “cho đến khi Con Người từ cõi chết sống lại” (Mc 9, 9). Tuy nhiên, các ngài không nắm bắt được ý nghĩa của những lời này và tranh luận ở giữa họ “từ cõi chết sống lại nghĩa là gì ?” (Mc 9,10).

Thánh Gioan kim khẩu mô tả cách rõ ràng : “Các tông đồ hiểu ý nghĩa về lời tiên báo cái chết của Thầy mình thấp kém biết bao. Sau tất cả những dấu lạ làm sáng tỏ quyền năng, sau mặc khải duy nhất về căn tính của Đức Giêsu bằng tiếng nói bởi trời và sau lời tiên báo rõ ràng về cái chết và phục sinh của Người, họ đã không hiểu điều quan trọng nhất mà vẫn còn bận tâm với lo âu riêng tư của họ.

Cha Lagrange phân tích bản văn như sau : “Các môn đệ vẫn không hiểu. Cuộc khổ nạn của Đấng Mêsia là điều không thích hợp. Điều mà họ ít hiểu nhất về học thuyết của Đức Giêsu là sự cần thiết phải chịu đau khổ. Khi Thầy Giêsu nói điều này lần đầu tiên , Phêrô phản đối nhưng bị trách mắng nghiêm khắc (Mc 8,31) ; cơ hội thứ hai, họ thay đổi chủ đề (Mc 9,11) lần này, họ không dám hỏi.

Tâm lý của các tông đồ va chạm với Đức Giêsu

Nếu các môn đệ đã không hiểu điều Thầy nói với mình, tại sao họ không dám hỏi ? Đức Giêsu đã luôn luôn đối xử với họ với lòng nhân từ không thể tả được, và cơ hội không thể tốt hơn, khi chỉ có họ với Thầy mình. Đó là một điều dễ dàng, đặc biệt trong môi trường thân mật đó, hỏi Người để được giải thích.

Có một lý do về tâm lý sâu xa ở phía đằng sau. Viễn cảnh về cái chết của vị Thầy ngược với kế hoạch thăng tiến xã hội của họ cùng giải pháp chính trị và kinh tế mà họ ước muốn. Nó làm sụp đổ toà nhà ảo ảnh mà người Israel đã xây dựng khi ngóng trông đấng Mêsia : một con người có khả năng không thể tin được, được đầy ân sủng cho phép người này giải thoát dân ưu tuyển khỏi ách đô hôï Roma và đưa họ lên cao, trên các dân tộc khác.

Các tông đồ nhận thấy rằng tâm lý của họ va chạm với thầy mình. Đức Giêsu đã dạy  môït học thuyết mà họ đã không muốn nghe, trong sâu thẳm của tâm hồn họ. Câu trả lời của đức Giêsu có thể làm cho họ chướng tai, buộc họ phải thay đổi suy nghĩ.

Quan sát điều này, Cha Tuya nhận xét : “Các tông đồ biết rằng những lời tiên báo của Thầy mình sẽ đi qua. Họ có một linh cảm về một kịch bản điều hoà cho cả Đức Giêsu và chính họ và họ tránh theo đuổi vấn đề mới đặt ra.

Thánh Tôma nói rằng “con người không bao giờ làm điều xấu với mục đích xấu – họ luôn luôn tìm lý do để biện minh nó, cho nó một lý do chính đáng. Trong tâm trí của các môn đệ, hai tư tưởng đối kháng nhau : một Đấng Mêsia chịu bắt bớ, chịu chết và sống lại và một Đấng Mêsia hoàn toàn nhân loại, khôi phục quyền lợi vật chất cho dân Israel. Vì thế, họ hợp lý hoá, biện minh cho tư tưởng sai lầm mà họ kiên trì tin tưởng. Nỗi sợ hãi về những nền tảng của tâm lý chính trị và trần thế sụp đổ làm cho họ thận trọng khi đặt vấn đề.

Sau đó, Đức Giêsu và các môn đệ đến thành Capharnaum. Khi về tới nhà, Đức Giêsu hỏi các ông : “Dọc đường anh em đã bàn tán điều gì vầy ?” Các ông làm thnh, vì khi đi đường, các ông đã cãi nhau xem ai là người lớn hơn cả”

Đức Kitô biết rất rõ điều các tông đồ đang tranh luận trên đường đi. Họ yên lặng với cử chỉ vụng về, xấu hổ khi phải nói với Thầy rằng đề tài cuộc đối thoại của họ là mộït tranh cãi ích kỷ về quyền ưu tiên cá nhân.

Sự im lặng của họ là một sự mặc nhiên công nhận về lỗi lầm đã phạm mà giờ đây đã có ý thức. Đức Hồng Y Gomá xác nhận : “Thái độ của họ là một sự đối nghịch rõ ràng với vị thế của Thầy, và họ bị bối rối trước mặt Người

Các nhà chú giải của dòng Tên cũng diễn tả tương tự : “Sự yên lặng của các môn đệ trước câu hỏi của Thầy rất là tâm lý. Họ cảm nhận chắc chắn rằng những khát vọng của họ sẽ không gặp được sự tán thành của Thầy mình.

Một khái niệm mới về quyền bính

Rồi Đức Giêsu ngồi xuống, gọi Nhóm Mười Hai lại mà nói : “Ai muốn làm người đứng đầu, thì phải làm người rốt hết, và làm người phục vụ mọi người”

Đức Giêsu biết rất rõ những tông đồ mà Người đã tuyển chọn. Theo cha Lagrange, “Người không ngạc nhiên về mối bận tâm của các tông đồ, Người cũng không tranh luận về nguyên tắc của giai cấp, nhưng Người gợi ý một tinh thần mới mà nó thúc đẩy cho những ai bận tâm về vị trí quyền thế. Ở đây, một trật tự mới đã được báo trước cách chắc chắn”

Với những lời này, Đức Giêsu không xét xử việc tìm kiếm địa vị ưu tiên, nhưng Người đặt môït điều kiện : là người đứng đầu, phải là người “rốt hết và làm người phục vụ mọi người.” Sự xác nhận này đã mở ra một viễn cảnh mới cho các tông đồ, mà vào thời đó họ đã được tiếp thu về khái niệm của quyền bính, tức là sự dũng mãnh, giàu có, nhiều khả năng nhất, khôn ngoan hay khéo léo phải cai trị, phần còn lại mới nói đến sự vâng phục.

Trong ánh sáng này, Đức Giêsu công bố điều lệ cai trị chiếm ưu thế trong kỷ nguyên Kitô giáo : “Vương quốc mới mà Thầy muốn thiết lập không giống như vương quốc trần thế. Điều mà thúc đẩy các môn đệ của Thầy không phải là tinh thần tham vọng hay tìm kiếm sự vĩ đại. Tốt hơn, điều kiện nền tảng và đầu tiên để đạt được vị trí đầu tiên trong vương quốc của Đấng Mêsia là sự khiêm tốn, coi thường danh dự, từ bỏ quyền lợi riêng tư để dâng hiến chính mình cho việc phục vụ tha nhân.

Khiêm tốn, coi thường danh dự, tự huỷ và dâng hiến cho tha nhân, đây là cách đối xử của những người cai trị theo tinh thần của Đức Giêsu. Đó là quyền tối cao của nhân đức và sự ngây thơ vô tội trong xã hội chà đạp trên sự giận dữ, ghen ghét, kình địch mà nó giày vò nhân loại sau tội nguyên tổ.

Trong quan điểm này, Cha Maldonado ghi lại chú giải rất diễn cảm của thánh Cyprianô, giám mục, tử đạo : “Với lời đáp trả của mình, Đức Giêsu đã loại bỏ tất cả sự ganh đua và loại trừ mọi cơ hội và nguyên cớ cho sự ganh tỵ.Đối với môn đệ Đức Giêsu, nuôi dưỡng sự kình địch, ghen ghét, hay sự cạnh tranh, trổi vượt hơn người khác là không hợp pháp. Chúng ta cần học hỏi sự khiêm tốn là con đường dẫn đến vị trí hàng đầu.

Sau cùng, thật là lý thú khi nhận thấy rằng : Đức Giêsu “ngồi xuống” trước khi công bó một điều quan trọng, để “xét xử như ở toà án và dạy dỗ các tông đồ tại ngai toà, những điều quan trọng và nghiêm túc, mà không được phép nói khi đứng như trong quá khứ, chứng tỏ một sự thâïn trọng và có suy nghĩ”.

III. Cai trị bằng việc bảo vệ sự đơn sơ

“Người đem một em nhỏ đặt vào giữa các ông, rồi ôm lấy nó . . .”

Các nhà chú giải giải thích một cách tổng quát câu chuyện Đức Giêsu gọi một em nhỏ đến với Người, bằng cách móc nối với tường thuật của thánh Luca với những lời sau đây của Đấng Cứu Thế : “Thật vậy, ai là người nhỏ nhất trong anh em, thì kẻ ấy là người lớn nhất” (Lc 9,48).

Các em nhỏ không bị ràng buộc với sự ghen ghét và tự đắc

Thật là đáng ghi nhớ khi vị Thầy thần linh dùng đường lối sư phạm hùng hồn này để chỉ cho các môn đệ – đang bị mù quáng bởi ham muốn địa vị – nhu cầu của sự đơn sơ và khiêm tốn. Bởi vì như thánh Gioan kim khẩu nói : “Em bé thì thanh thoát với sự ghen ghét, tự đắc và ham muốn với vị thế đầu tiên

Thánh Bêđa khả kính nhấn mạnh đến sự yêu mến cao độ của Thiên Chúa đối với nhân đức khiêm tốn : “Bởi nhân đức này, Người chỉ cho thấy rằng hoặc là những người muốn trở nên lớn lao hơn phải đón nhận sự nghèo khó của Đức Kitô trong sự tôn kính Người, hoặc là Người khuyến khích họ giống như trẻ thơ, gìn giữ sự đơn sơ mà không kiêu ngạo, bác ái mà không ghen ghét, tận tâm mà không giận dữ. Một lần nữa, bằng việc đem một em nhỏ ôm vào lòng, Người muốn nói rằng người thấp bé thì xứng đáng với cái ôm ấp và tình yêu của Người

Qua câu chuyện này, Đức Giêsu muốn chỉ cho thấy người môn đệ thực sự – cho dù thế nào đi nữa – không nên chú tâm vào sự bị ngược đãi, bị bỏ quên hay bị loại trừ. Người môn đệ phải hiện diện thực sự mà không lọc lừa, không kiêu căng, nhưng tốt hơn luôn khen tặng các đức tính của những người khác. Ai làm được những điều này là người đầu tiên đón nhận tình thương của Thiên Chúa. Bất cứ ai xem chính mình chỉ là người bé nhỏ và thấp kém nhất sẽ nhận được nhiều nhất từ Đấng quan phòng.

Người ta có thể hình dung sự bối rối sâu xa của nhóm Muươì Hia vào lúc này. Họ muốn chiếm một vị trí quan trọng, và Đức Giêsu chỉ chọ họ cần tìm kiếm chỗ thấp kém nhất. Họ hăm hở cho vương quốc Mêsia vinh quang, và Đức Giêsu thức tỉnh họ về cuộc khổ nạn, cái chết trên thập tự giá. Sự va chạm của hai tâm lý trở nên rõ ràng. Nhưng Đức Giêsu chỉ nói những điều này với sự dịu dàng, không chua cay, vào đúng lúc, để những lời của Thầy thấm nhập cách hữu dụng trong tâm hồn các môn đệ. Một lần nữa, Người chỉ dẫn một nghệ thuật khéo léo và đáng khen của việc sửa chữa, làm kiểu mẫu cho nhưng người có trách nhiệm linh hướng.

Đức Giêsu bày tỏ tình yêu của Người cho những ai không bao giờ phạm tội.

Người nói với họ : ‘Ai tiếp đón một em nhỏ như em này vì danh Thầy, là tiếp đón chính Thầy ; và ai tiếp đón Thầy,thì không phải là tiếp đón Thầy, nhưng là tiếp đón Đấng đã sia Thầy.’”

Mặc dầu các thánh sử kể ngắn gọn câu chuyện này, chúng ta có thể hình dung Chúa chúng ta phải nấn ná với một em bé để phát biểu những suy tư đẹp đẽ về tuổi thơ. Chúng ta có thể hình dung Người khen ngợi sự khiêm tốn và đơn sơ của em bé biết bao, như thể Người làm nổi bật các nhân đức của người không bao giờ phạm tội.

Trong câu cuối của đoạn Tin mừng hôm nay, chúng ta thầy rõ ràng tình yêu lớn lao của đức Giêsu đối với người đơn sơ, tượng trưng nơi em bé mà Người đang ôm lấy. Em bé này – theo Êusêbiô Xêdarê đó là thánh Inhaxiô thành Antiôkia tử đạo trong tương lai tượng trưng cho những người hiến dâng chính họ cho Thiên Chúa một cách hoàn toàn với một ý hướng ngay lành và với tự do của ý chí.

Như là con người, Đức Kitô là kiểu mẫu của sự thanh khiết ; như là Thiên Chúa, Người là chính sự thanh khiết,. Người lôi kéo em bé đến với Người bởi vì như thánh Lêô Cả dạy rằng : “Người yêu mến tuổi thơ – thầy dạy của sự khiêm tốn, tiêu chuẩn của sự thanh khiết, kiểu mẫu của sự hiền lành. Đức Kitô yêu mến tuổi thơ, Người mong muốn nhừng người lớn tuổi phải theo đó để làm gương ; và Người dẫn dắt những ai mà Người muốn sau này chỗi dậy tới vương quốc vĩnh cửu đi theo mẫu gương khiêm tốn đó.”

Thánh Bêđa khả kính khẳng định : “Người cũng thêm rằng họ có thể, ‘vì danh Thầy’, với mục đích rõ ràng, đi theo những con người của Thầy để hình thành các nhân đức giống như em bé. Và bởi vì Người dạy rằng chính Người đã được đón nhận trong em bé, nên sẽ có người nghĩ rằng không có gì ở trong Người mà chỉ là em bé, do đó Người thêm : ‘và ai tiếp đón Thầy, thì không phải là tiếp đón Thầy, nhưng là tiếp đón Đấng đã sai Thầy’ ; như thể muốn nói rằng : chúng ta nên tin Người cùng một bản tính và cùng quyền năng với Cha Người

Ai tiếp đón một em nhỏ như em này vì danh Thầy là tiếp đón chính Thầy”.Đồng thời, Đức Giêsu chỉ rằng chính Người ngang hàng với Chúa Cha, trong khi Người chỉ rằng bất cứ ai đón tiếp, chăm sóc và bảo vệ một em bé vô tội là ôm lấy chính Thiên Chúa.

Trong chiều hướng này, Maldonado nhắc nhở rằng “thánh Marcô đưa ra lý do này thay cho kết luận của thánh Mátthêu : ‘Thầy bảo thật anh em, nếu anh em không trở lại mà nên như trẻ nhỏ thì chẳng được vào Nước Trời’. Câu kết luận này được xác nhận cách ẩn ý bởi điều mà thánh Marcô nói ở đây rằng không một ai sẽ được vào Nước Trời nếu họ không giống như Thiên Chúa. Những gì không thanh sạch sẽ không được vào thành đô này (như thánh Gioan viết trong sách Kh 21,27). Bạn sẽ không giống như Thiên Chúa nếu bạn không đón nhận Người, bạn sẽ không thể đón nhận Người, nếu bạn không đón nhận Tôi. Và bạn không thể đón nhận Tôi nếu bạn không đón nhận các trẻ em nhân danh Tôi và trở nên giống như chúng. Vì thế, nếu bạn không hoán cải và trở nên giống như trẻ thơ, bạn sẽ không được vào Nước Trời.”

Môït đường lối cai trị và liên đới mới

Theo tinh thần của Tin mừng mà vị Thầy đã công bố trước đây, bất cứ ai muốn cai trị phải là người phục vụ. Đức Giêsu vừa dạy các Tông đồ chân lý này, mà nó hoàn toàn xung đột với tâm lý của người ngoại đã thống trị tâm hồn họ, đó là con người phải được cai trị bằng sức mạnh.

Trong một xã hội được đánh dấu bằng sự đơn sơ, quyền bính là phụ thuôïc như người ta cai trị một em bé. Trẻ em không có đời sống của quyền lực, chúng nó đơn sơ, dễ cảm, khiêm tốn, và luôn luôn săn sàng đi theo người khác. Bởi vì chúng nó yếu ớt và nhỏ bé, chúng phải được hương dẫn bởi sự thân ái và yêu mến. Tương tự, những người cai trị phải đặt chính họ cho việc phục vụ, tạo mọt bầu khí lôi kéo hơn là áp đặt, và tìm cách để đánh thức lòng nhiệt thành để thực hiện điều thiện hảo.

IV. Điều thiện hảo tốt nhất mà con người có thể đón nhận

20090912_fb_can_bapteme-et-messe_096Bảo vệ sự thanh khiết của bí tích Rửa tội, hay giành lại nó nếu đã bị mất đi, phải là mục đích của mỗi Kitô hữu để Thiên Chúa Ba Ngôi luôn ngự trị trong tâm hồn họ.

Sự thanh khiết là điều thiện quý giá nhất con người có thể nhận được. Nhờ sự liên kết với Ba Ngôi chí thánh, con người được hưởng một sự trong trắng mà không một quyền lực, tiền bạc hay văn kiện nào có thể chu cấp được.

Con người không thể sai lầm trong thời công chính nguyên khởi như thánh Tôma nói : “”Bao lâu tình trạng thanh khiết tiếp tục, sự hiểu biết của nhân loại không thể bằng lòng với điều sai lầm là chân lý”. Tương tự, con người mà duy trì sự thanh khiết của bí tich Rửa tội sẽ không thể sai lầm tới mức độ người ấy để cho ân sủng hướng dẫn, đó là những nhân đức và ân huệ của Chúa Thánh Thần. Cha Garrigou Lagrange xác nhận : “ Trong trật tự của ân sủng, đức tin làm cho chúng ta gắn liền với lời Chúa và với bất cứ điều gì nó diễn tả. [. . .] Trong khi các học giả tranh luận lâu dài và đặt nhiều giả thuyết, Thiên Chúa thực hiện công trình của Người trong những tâm hồn thanh sạch.”

Chúng ta phải gìn giữ tâm hồn chúng ta khỏi tội lỗi cho dù chính mạng sống của chúng ta có bị đe doạ. Nếu chúng ta đã lầm lỡ làm mất đi sự thanh khiết của bí tích Rửa tội, chúng ta hãy cố găng một cách can đảm đề giành lại nó, như thánh nữ Maria Mađalêna, với một tình yêu nồng nàn dành cho Thầy mình. Tình yêu nồng nhiêt của thánh nữ làm cho người giống như Đấng mà người yêu cho đến nỗi người được tôn kính đầu tiên giữa các thánh trinh nữ trong kinh cầu các thánh.

_________

1“Sự phục tùng của ý muốn nhân loại cho Thiên Chúa dẫn đến sự liêm chính hồn tồn trong tình trạng hài hồ về điều mà chúng ta nĩi tới. Từ sự rút lui của ý muốn nhân loại cho sự phục tùng thần linh dẫn đến sự thay đổi của bản năng cho lý trí, và của thân xác cho tâm hồn một sự phục tùng hồn hảo. Kết quả là, con người đã kinh nghiệm, trong cảm giác hạ đẳng, những chuyển động hỗn loạn của nhục dục, giận dữ và những đam mê khác tới trật tự của lý trí và ngay cả những điều trái với lý trí, bao bọc con người trong sự tối tăm và gây rối loạn cho năng lực con người vào những thời điểm tốt đệp nhất” (ST. THOMAS AQUINAS Compêndio de Teologia [Bảng Tĩm Tắt Thần học]. c.192).

2 Cf. AQUINAS, St. Thomas. Summa Theologica, q. 2 e 3.

3 Cf. MALDONADO, P. Juan de. Comentarios a los cuatro Evangelios – II San Marcos y San Lucas [Những chú giải vè 4 Tin mừng – II Thánh Marcơ và thánh Luca ]. Madrid: BAC, 1951, p.146.

4 DIDON. Jesus Cristo [Chúa Giêsu Kitơ]. Porto: Liv. Int. de Ernesto Chardron, 1895, Vol. 2, p.227.

5 Idem, p.228.

6 Apud ODEN, Thomas C. e HALL, Cristopher A. La Biblia comentada por los Padres de la Iglesia – Nuevo Testamento 2 San Marcos [Chú giải Kinh Thánh của các giáo phụ – Tân Ước 2 thánh Marcơ]. Madrid: Ciudad Nueva, 2000, p.184.

7 LAGRANGE, OP, P. M.-J. Evangile selon Saint Marc [Tin mừng theo thánh Marcơ]. 5. Ed. Paris: Gabalda et Fils, 1929, p.244.

8 TUYA, OP, Pe. Manuel de. Biblia Comentada – II Evangelios [Chú giải Kinh Thánh – II Các Tin mừng]. BAC: Madrid, 1964, p.695.

9 Cf. AQUINAS, St. Thomas. Summa Theologica. I-II q. 78, a. 1.

10 GOMÁ Y TOMÁS, Card. Isidro. El Evangelio explicado [Giải thich Tin mừng]. Barcelona: Rafael Casulleras, 1930, Vol. 3, p. 83.

11 La Sagrada Escritura. Texto y comentarios por Profesores de la Compađía de Jesus. Nuevo Testamento.– Evangelios. [Kinh Thánh. Đoạn văn và các chú giải do các giáo sư Dịng Tên. Tân ước] Madrid: BAC, 1961, Vol. 1, p. 450.

12 LAGRANGE, OP, P. M.-J. Op. cit., p.244-245.

13 DEHAULT. L’Evangile expliqué, défendu, médité – tome troisième [Tin mừng : giải thích, hộ giáo và suy niệm – quyển 3]. Paris: P. Lethielleux Editeur, 1867, p.290.

14 MALDONADO, SJ, Op. cit., p.151.

15 Idem, ibidem.

16 JOHN CHRYSOSTOM, St. Nhừng bài giảng về Tin mừng theo thánh Matthêu,số 58, 3.

17 BEDE, St. In Marci Evangelium Expositio, l. 3, c. 9: PL 92, 0224.

18 Cf. DEHAUT, Op. cit., p. 290.

19 LEO THE GREAT, St. Sermones in praecupuis totius anni festivitatibus ad romanan plebem habiti. Serm. 37, c. 3: PL 54, 0258.

20 BEDE, St. Op. cit., PL 92, 0225.

21 MALDONADO, SJ, Op. cit., p.152-153.

22 AQUINAS, St. Thomas. Summa Theologica. I, q. 94, a. 4.

23 GARRIGOU-LAGRANGE, OP, P. Reginald Marie. El sentido común. La filosofía del ser y las fĩrmulas dogmáticas [Cảm quan thơng thường : Triết học về sự hiện hữu và những cơng thức về học thuyết]. Buenos Aires: DEDEBEC y Ediciones Desclée, De Brouwer, 1945, p. 340-344.

Đức Giáo Hoàng Bênêđitô XVI ban tặng huy chương cho người sáng lập tu hội “Sứ giả Tin mừng”

1Huy chương “Vì Hội Thánh và Giáo Hoàng”, một trong những phần thưởng cao quý nhất do Đức Giáo Hoàng ban tặng cho những người có nhiều công sức trong việc phục vụ Hôïi Thánh và giáo triều Roma, đã được Đức Hồng Y Franc Rodé trao cho Đức Ông João Scognamiglio Clá Dias, trong một buổi cử hành Thánh lễ long trọng vào ngày 15.08 tại nhà thờ Đức Mẹ Mân côi, ở chủng viện Sứ giả Tin Mừng, toạ lạc tại Greater São Paulo.

Đức Ông João S. Clá Dias là vị sáng lập tu hội “Sứ giả Tin mừng” cùng hai tu đoàn tông đồ Virgo Flos Carmeli dành cho giáo sĩ và Regina Virginum dành cho nữ giới.

Trong buổi lễ trao tặng huy chương, nhân dịp sinh nhật thứ 70 của Đức Ông João Clá, vị Tổng Trưởng Thánh bộ về Đời sống Thánh hiến và Tu đoàn Tông đồ đã chú tâm nói tới sự nghiệp của người được nhận huy chương, bằng cách nhắc lại những lời của thánh Bênađô :

“Khi trao tặng cho cha huy chương mà Đức Giáo Hoàng đã mong muốn thưởng công cho sự nghiệp của cha, những lời của thánh Bênađô ở phần đầu luận án De Laude Novae Militae đến trong tâm trí tôi : ‘Có một lúc nào đó tin tức được phổ biến nói rằng một mẫu ngươi mới với phong cách hiệp sĩ đã xuất hiện trên thế giới’. Những lời này có thể áp dụng cho ngày hôm nay. Thật vậy, nhờ vào cha một phong cách hiệp sĩ mới đã được sinh ra, không phải cho trần thế nhưng cho tôn giáo, với một lý tưởng mới về sự thánh thiện và sự phục vụ quả cảm cho Hội Thánh. Trong nỗ lực này, chúng tôi không thể nào quên một đặc sủng được ban cho Hội Thánh, một hành động của Thiên Chúa quan phòng vì những nhu cầu của thế giới hôm nay, đã được phát sinh từ tấm lòng cao quý của cha.”

2Trong khi bày tỏ tấm lòng biết ơn đối với phần thưởng cao quý mà Đức Giáo Hoàng dã ban tặng, Đức Ông João S. Clá Dias đã nhấn mạnh đến vai trò khéo léo, tài giỏi của Đức Hồng Y Franc Rodé trong việc hướng dẫn các cơ quan của Toà Thánh giao cho ngài trông coi hai tu đoàn tông đồ Virgo Flos Carmeli và Regina Virginum cùng những chỉ dẫn quý báu để hai tu đoàn này được sự chứng nhận thuộc quyền giáo hoàng. Nhưng, trước tiên, ngài muốn bày tỏ tấm lòng con thảo đối với Đức Giáo Hoàng luôn hoà nhịp đập với các con tim của các thành viên thuộc hội “Sứ giả Tin Mừng”, bằng cách dùng những lời nói như sau của vị lãnh đạo Công giáo Brazil nổi tiếng thuộc thế kỷ 20, giáo sư Plinio Corrêa de Oliveira :

“Mọi điều hiện hữu ở bên trong Hội Thánh Công giáo có tính chất thánh thiện, quyền bính, siêu nhiên – tất cả những điều này mà không loại trừ, không đặt điều kiện, hay giới hạn – thì phụ thuộc vào sự liên kết với ngai toà thánh Phêrô. [. . .] Dựa vào điểm này, đó là dấu hiệu của một sức mạnh tinh thần, một sự nhạy cảm tột cùng, sống động, nhẹ nhàng của người tín hữu khi được tiếp xúc với sự an toàn, vinh quang, và thanh bình của giáo triều Roma. Sau tình yêu đối với Thiên Chúa, đây là mức độ tình yêu cao nhất mà tôn giáo dạy cho chúng ta. Cả hai tình yêu này có thể trao đổi lẫn nhau. [. . .] Chúng ta có thể nói : ‘Đối với chúng ta, giữa Đức Giáo Hoàng và Chúa Giêsu Kitô, không có sự khác biệt’. Mọi sự liên quan đến Đức Giáo Hoàng một cách trực tiếp, mật thiết và không thể chia cắt thì cũng liên quan đến Chúa Giêsu Kitô”

Vào ngày hôm trước 14.08, Đức Hồng Y đã cử hành Thánh lễ long trọng để khánh thành nhà thờ Đức Mẹ núi Carmel tại nhà mẹ của tu đoàn tông đồ dành cho nữ giới Regina Virginum.